Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Tìm Hiểu về Công dụng của cây tràm cùng Vườn Cừ Tràm Như Ý Miền Tây:

Cây tràm đã có giá trị sử dụng từ rất lâu và mang đến khá nhiều công dụng trong y học, xây dựng và đời sống. 



Cừ tràm trong xây dựng

Cây tràm có thân thẳng, thân gỗ có độ bền khá chắc. Trong giới có tên gọi “cừ tràm”, đây cũng chính là cách bắt nguồn của cây tràm trong xây dựng. Tùy theo thời gian thu hoạch mà cây tràm cho ra những cây cừ có những quy cách khác nhau. Mỗi giống cừ cũng cho thời gian thu hoạch khác nhau. Trong xây dựng có 2 loại cây tràm được sử dụng: tràm ta và tràm lai.

Nhìn về bề ngoài khó phân biệt được 2 loại cây tràm này. Mục đích chính trong xây dựng vẫn luôn đề gia cố nền đất yếu. Đối với các loại nền đất yếu, ngập nước quanh năm thì cừ tràm là loại cọc được các kỹ sư sử dụng. Dùng để tăng độ nén chặt của nền đất, giảm hệ số rỗng, nén chặt tầng đất mặt. 

Trong đời sống

Cây tràm không chỉ dùng để dùng trong xây dựng mà cây tràm còn có tác dụng trong cuộc sống. Cây tràm là nơi hình thành hệ sinh thái của hàng trăm loài động vật và thực vật. Các rừng tràm giúp chống gió, ngăn tốc độ lũ quét, cải tạo môi sinh rất quan trọng. Bảo vệ người dân và đất nơi gần biển, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Những cây cừ tràm to còn dùng để sản xuất gỗ cung cấp cho ngành giấy. Đồ gia dụng được làm từ cây tràm có giá trị sử dụng rất cao do độ bền. Với sự không ngừng tìm tòi và sáng tạo của những nghệ nhân Việt Nam, họ đã dùng gỗ cây cừ tràm lâu năm để làm đồ thủ công mỹ nghệ hay phục vụ cho các xưởng mộc. Hiện nay, đồ thủ công mỹ nghệ từ cừ tràm là những vật dụng giá trị cao.

Khu rừng tràm rộng lớn thuộc nhiều địa phương ở miền Nam Việt Nam là những hệ sinh thái đặc biệt. Cây tràm U Minh, cây tràm Cà Mau … nổi tiếng vừa cung cấp các sản phẩm kinh tế cao vừa là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm (các loài chim, khỉ, trăn…) vừa giữ vai trò cân bằng và bảo vệ môi trường. Bảo tồn, khôi phục và trồng mới các diện tích rừng tràm ở nước ta là vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong y học

Nói đến công dụng của tràm thì không thể không nói đến tinh dầu tràm. Cây tràm có phần lá chứa nhiều tinh dầu, theo y học cổ truyền thì lá chàm có mùi thơm, tính ấm, vị hơi cay chát. Tác dụng trên cơ địa con người giúp hoạt huyết, giảm đau, sát trùng, giảm đờm.



Để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và kích thích tiêu hoá trong y học dân tộc chúng ta nên dùng lá tràm, vì chúng có tác dụng kháng khuẩn, giải cảm và giảm đau hiệu quả. tinh dầu tràm xoa bóp ngoài chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi, cảm mạo. Chính vì vậy mà tinh dầu tràm được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại cao xoa, làm thuốc sát trùng đường hô hấp, giảm ho, thông mũi …. 

Ngoài ra, lá tràm được các người già dùng trong các bài thuốc xông hơi giải cảm kết hợp với các bài thuốc nam khác. Hiện nay, lá cừ tràm còn được chiết xuất tinh dầu để làm phụ phẩm cho các sản phẩm: Xà phòng, nước hoa, dầu thơm,… Lá tràm phơi khô được nhân dân ở một số địa phương nấu nước uống thay chè.

Vỏ cây tràm cũng có dược tính ổn định, có vị đắng nhạc, có tác dụng an thần, giảm đau, đặc biệt sát khuẩn rất cao.

Xem thêm: https://www.cutramnhuy.com/2022/08/cac-loai-cay-tram-thong-dung-o-viet-nam.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Liên Hệ Chúng Tôi